10 Tác dụng của atiso đỏ (hoa Bụp dấm) & cách nấu nước atiso đỏ tươi

28/11/2023

Atiso đỏ là gì ?

Xuất xứ

Trước hết xin nhắc lại với các bạn rằng, Atiso thông thường khác với Atiso đỏ. Ở những bài thuốc dân gian Atiso thường, trong tiếng Anh được gọi là Artichoke nó được phát hiện trong vườn nhà từ thế kỷ thứ 8 Trước công nguyên. Có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Đồ uống Hoa Bụp dấm

Atiso thường được biết đến từ rất sớm, và thông thường nó có công năng “thần diệu” trong dân gian đó là đặc tính giã rượu, mát gan. Nó được nhắc đến như một loại thực phẩm chức năng, trong các thành phần hoạt chất hóa học của nó là apigenin và luteolin  trong việc hỗ trợ thanh lọc gan.

Trở lại với hoa Atiso đỏ, trong dân gian thường gọi là hoa Bụp Dấm. Một cái tên có thể mô tả được màu sắc và thanh vị của nó, đó là đặc trưng của Astiso đỏ có vị chua. Có nguồn gốc từ Tây PhiAtisô có thể cao đến 1,5 – 2m, lá dài từ 50 – 80cm, du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, và nhiều nhất là ở Đà Lạt. 

Cây hoa Atiso đỏ có hình dạng như một nụ hồng chớm nở, đặc tính của các búp hoa là dễ giòn gãy, đài hoa bên trong có màu nâu sậm, thông thường những người trồng hoa bụp dấm này thu hoạch và phơi khô nhanh trong vòng 7 – 15 ngày. Hoa atiso đỏ nở rộ vào giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm.

Atiso đỏ

Thành phần trong Atiso đỏ (hoa bụp dấm)

Hoa atiso đỏ rất giàu dinh dưỡng, thành phần chứa các axit và protein, vitamin C cùng những chất có tính kháng sinh khác. Hạt atiso đỏ chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ và 7% chất khoáng.

ĐỌC THÊM >>   Khám phá phong cách kiến trúc tân cổ điển đầy quyến rũ

Các dược liệu tốt đều tìm thấy trong toàn bộ cây, nhưng những tinh chất của nó vẫn nằm nhiều ở Đài hoa và lá. Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: Aspergillus, Trychophyton, Cryptococcus…



Tác dụng của atiso đỏ có rất nhiều, do đó trong ẩm thực các miền nó được chế biến từ các món ăn được thêm hoa bụp dấm này vào như  một gia vị, nó không có những đặc tính vượt trội như Nhụy hoa nghệ tây Saffron. Nhưng những công dụng của atiso đỏ được giới thiệu sau đây cũng khá đáng kể.

Bếp Nhà Tôi biết đến công dụng của Nhụy hoa nghệ tây Saffron như một loại thực phẩm chức năng, một gia vị đắt đỏ, kết hợp chúng trong tất cả các món ăn mà Thảo nấu hoặc pha chế. Sự kết hợp này sẽ mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe như giảm cân, cân bằng đường huyết, giảm huyết áp, lợi tiểu…

Thông thường, hoa bụp dấm hay atiso đỏ được chế biến thành các món ăn, pha chế nó thành nước giải khát, hoặc chế biến thành các dược liệu trong những bài thuốc dân gian đơn giản.  Cách làm chúng như thế nào xin mời bạn xem tiếp phần sau.

Hoa bụp dấm làm mứt và giải khát

Tác dụng của hoa Atiso đỏ

Tác dụng của atiso đỏ, ở loại hoa này người ta thường làm nhất trong cách pha chế là làm thức uống giải khát. Vì chúng chỉ nở rộ trong một mùa nhất định từ tháng 7 đến tháng 10. Người trồng hoa phải thu hoạch nhanh bởi nếu không sẽ mất đi những công dụng quý của nó.

Từ những cách gọi của dân gian như Hồng Hoa, Bụp dấm, hay tiếng nghe tây như Hibiscus. Phân loại tên thương mại và tên khoa học cho loài này rất phức tạp, đó là công việc của khoa học. Tác dụng của astiso đỏ cũng là việc của các nhà nghiên cứu. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, xin giới thiệu đến các bạn một vài công dụng của dân gian đã được kiểm chứng.

ĐỌC THÊM >>   Quạt trần giấu cánh – Khi sự đơn giản và hiện đại lên ngôi

Công dụng của atiso đỏ

Tác dụng của atiso đỏ từ hat

Ép lấy dầu của atiso đỏ có công dụng kháng khuẩn kháng nấm. Tên khoa học của các loại kháng nấm này là: Aspergillus, Trychophyton, Cryptococcus. Đó là một vài loại dược liệu trong bào chế thuốc, hoặc hỗ trợ điều trị trong kháng khuẩn, thuốc bôi ngoài da.

Tác dụng của atiso đỏ từ đài hoa

Tác dụng giảm ho, chống viêm và hạ huyết áp. Có tính kháng sinh lọc máu lợi tiểu và ổn định đường huyết.

Tác dụng của atiso đỏ từ lá

Lợi tiểu, an thần và làm mát cơ thể, giảm nhiệt.Bông hoa Atiso đỏ ngâm với đường và mật ong có tác dụng mát gan, giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày hè nóng bức. Có thể phòng rôm sảy, mụn nhọt, táo bón… cho trẻ trong những ngày hè bằng cách cho trẻ uống hoa atiso  ngâm đường hàng ngày.



Cách nấu nước atiso đỏ tươi

Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người, hoa Atiso đỏ có chứa một số chất kháng sinh  có tác dụng trị ho (đài hoa chưng với đường phèn, mật ong lấy uống vài lần/ ngày), viêm phế quản, lợi tiểu, giải nhiệt, làm mát gan, giải độc gan,  kháng khuẩn, nhuận tràng, tốt cho tiêu hoá, dùng được cho người lớn và trẻ nhỏ. Có rất nhiều cách sử dụng hoa atiso, hoa Atiso đỏ thường làm mứt, ngâm đường làm siro, ngâm rượu( Gọi là rượu Hồng hoa).

  1. Nguyên liệu:
  • 1 ký Atiso
  • 800gr đường phèn
  • Hủ thuỷ tinh sạch

Cách nấu nước atiso đỏ tươi

  1. Cách nấu nước atiso đỏ tươi
  • Hoa atiso đỏ mua về tách riêng đài hoa để ngâm siro, còn hạt ở trong đem phơi khô thì có thể nấu nước uống như uống trà.

cách nấu nước atiso đỏ tươi

  • khi ngâm siro, tỉ lệ đường và hoa là 1:0,8 (tức 1kg hoa ngâm với 0.8kg đường). Ban đầu rải một lớp đường dưới đáy bình, trải lên đó một lớp hoa, rồi lại một lớp đường, cứ như vậy cho đến hết và phủ trên cùng là một lớp đường. Sau đó lấy vỉ ép chặt xuống để hoa không bị trồi lên trên, gây mốc.
ĐỌC THÊM >>   Có thể bạn chưa biết "Cây keo Dậu"

Cách nấu nước atiso đỏ tươi

  • Hoa atiso rất dễ ngót, chỉ ngâm qua một đêm là chúng đã ngót còn một nửa.

Cách nấu nước atiso đỏ tươi

  • Bắc lên bếp và nấu với lửa vừa phải, không quá nóng cũng không quá non.
  • Sau khi tan hết đường cho lên bếp nấu cho sôi để cho atiso sử dụng được lâu hơn, Lúc này bạn vớt xác hoa ra để ráo, ngào với đường làm mứt ăn dần. Nước màu đỏ tươi có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Mỗi khi dùng pha thêm nước lọc thành nước uống thanh nhiệt, mát gan có hương vị rất thơm ngon.

Cách nấu nước atiso đỏ tươi

Cách pha siro atiso đỏ

Cho 1 siro – 1 nước lọc thêm ít hạt chia vài giọt chanh hoặc tắt và cho đá để thưởng thức . Bạn có thể Mix thêm hạt chia , sữa đặc và sữa chua rất ngon và lạ miệng nhé.

Đồ uống Hoa Bụp dấm

Lời kết

Cũng không khó để thực hiện cách nấu nước atiso đỏ tươi thành một loại Siro như một thức uống giải khát. Hoa Bụp dấm cũng có những tác dụng có lợi cho sức khỏe như bạn thấy ở bài viết đúc kết một vài thông tin được tham khảo từ nhiều nguồn.

Quan trọng là Bếp Nhà tôi kết hợp với các cách làm như các bạn tìm thấy trên google có nhiều giải pháp và cách chế biến hoa bụp dấm. Hoa atiso đỏ từ Đà Lạt hoặc cũng được trồng ở Đồng Nai hiện nay được bày bán trên đường phố khá nhiều, trông chúng rất đẹp mắt. Nếu bạn có thời gian để thực hiện nó sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thú vị khi thưởng thức.

Nếu bạn không có thời gian, Bếp Nhà Tôi có nhận nấu Siro hoặc làm rượu Hồng Hoa, hoặc có thể thực hiện làm Mứt để lưu trữ lâu ngày. Nếu bạn không ngần ngại hãy gọi cho tôi. Hoặc bạn có cách nào tốt hơn trong chế biến, hãy cho tôi biết suy nghĩ của bạn ở Thông điệp bên dưới nhé. Nếu thông tin là hữu ích, tôi mong được cộng tác cùng bạn.

Xin trân trọng cám ơn và hẹn gặp lại ở bài viết sau.

Atiso đỏ



Chúng tôi sẽ rất vui khi nghe những suy nghĩ của bạn

Bình luận

Bếp nhà tôi
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart