Top 5 làng nghề truyền thống tại Long An.

Ngày nay, công nghiệp hóa – hiện đại hóa cuốn chúng ta theo nhịp sống hối hả. Đôi khi ta lại quên rằng ở đâu đó còn có những làng nghề truyền thống âm thầm tồn tại. Vậy nên hôm nay, bếp nhà tôi sẽ giới thiệu đến top 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Long An nhé!

1. Làng nghề truyền thống Trống Bình An

Địa chỉ: Ấp Bình An, xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An

Làng nghề truyền thống trống Bình An là một ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên dòng sông Vàm Cỏ Tây.

Làng nghề bịt trống này đã xuất hiện từ năm 1842 và gắn liền với đời sống văn hóa của làng Bình An. Tính đến thời điểm hiện nay, làng trống Bình An đã có gần 177 năm tồn tại và trải qua bao thời cuộc đổi dời vẫn được một số nghệ nhân lưu giữ, truyền lại cho thế hệ con cháu.

Trống Bình An

Các sản phẩm chủ yếu của làng trống Bình An gồm: trống trường học, trống đình chùa, trống nhạc lễ, trống múa lân, trống tiều, trống cơm, trống cái, trống đại, trống lễ hội, trống rồng, trống sư tử… Giá bán tùy theo kích cỡ, có chiếc trống giá chỉ khoảng vài triệu đồng, nhưng cũng có cái giá lên đến hàng trăm triệu đồng.

ĐỌC THÊM >>   Kiến trúc biệt thự Tìm hiểu những điều cần biết và lợi ích của việc thiết kế

Nghề bịt trống làng Bình An gắn liền với tên tuổi của một số Nghệ nhân như: ông Nguyễn Văn Mến, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Văn Lương.

2. Làng nghề truyền thống Chằm nón lá An Hiệp 

Địa chỉ: Ấp An Hiệp, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Nghề Chằm nón lá đã xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của nhân dân ấp An Hiệp. Để làm ra một chiếc nón lá, người thợ phải có khung nón, lá mật cật (có nguồn gốc từ Campuchia), dây cước, kim và vành (bằng tre, nứa). Các loại vật liệu này thường được thương lái phân phối.

Nón là An Hiệp được phân phối đi khắp các huyện lân cận như Mộc Hóa, Châu Thành,… Nón còn được chuyển đi các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Tháp,… Nón lá Long An đạt chất lượng về độ bền và độ khéo léo nên rất được ưa chuộng.

Nghề Chằm nón lá đã gắn với tên tuổi của của một số hộ làm nghề nổi tiếng như: Bà Châu Thị Tựa, Bà Nguyễn Thị Rẫy, Bà Nguyễn Thị Ngừng, Bà Phan Thị Trừ, Bà Nguyễn Thị Gết, Bà Phan Thị Lánh,…

Nón Lá

3. Làng nghề truyền thống Đan cần xé

Địa chỉ: Ấp Hòa Hiệp 1, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Đan cần xé

Nghề Đan cần xé đã gắn với đời sống văn hóa của người dân ấp Hòa Hiệp 1 thuộc xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa từ xa xưa và tồn tại cho đến ngày nay. Đan cần xé ở ấp Hòa Hiệp 1 được công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2013.

ĐỌC THÊM >>   Thời tiết Đà Lạt tháng 5 Những thông tin cần biết trước khi du lịch

Với những người thạo nghề, mỗi người có thể đan từ 12-17 cần xé lớn hoặc 20-22 cần xé nhỏ 1 ngày. Những chiếc cần xé này được đem đi bán ở nhiều nơi và hiện nay, một số sản phẩm được xuất khẩu sang nước ngoài. Mỗi chiếc cần xé có giá từ 10.000 – 60.000 đồng tùy kích cỡ.

Các hộ đan cần xé tại ấp Hòa Hiệp 1 đều có nơi tiêu thụ riêng, ngoài thương lái đến tận nơi thu mua. Mỗi năm, các tổ còn có hợp đồng bán cần xé cho một số công ty tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình Dương.

Nghề Đan cần xé gắn với tên tuổi của làng như: Ông Phạm Văn Rong, ông Trần Văn Cưng, bà Trần Thị Trừ, ông Phạm Ngọc Ở, ông Phạm Văn Méo, bà Đặng Thu Cốm, ông Trần Văn Cưng,…

4. Làng nghề Bánh tráng Nhơn Hòa 

Địa chỉ: Phường 5, thành phố Tân An, tỉnh Long An 

Nghề làm Bánh tráng ra đời từ năm 1943 tính đến nay đã gần 77 năm. Đây là làng nghề truyền thống của người dân khu vực Nhơn Hòa và là nghề cha truyền con nối qua nhiều thế hệ.

Năm 2013 đến nay, làng bánh tráng Nhơn Hòa được công nhận là làng nghề truyền thống.

Bánh tráng Nhơn Hòa

Nhơn Hòa có khoảng 70 hộ dân theo nghề làm bánh tráng, đa số làm thủ công. Bánh tráng Nhơn Hòa nổi tiếng với độ mềm, dẻo, giữ được hương vị truyền thống.

Sản lượng bánh làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong phường mà còn giao thương lái cung ứng cho các huyện trong tỉnh: Mộc Hóa, Châu Thành, Thủ Thừa, Bến Lức và tỉnh Tiền Giang.

ĐỌC THÊM >>   Túi Trồng Rau - Giải pháp trồng rau sạch trong không gian hạn chế

Ở nơi đây, có những hộ 3 thế hệ đều làm bánh như ông Huỳnh Phát Tài, bà Bùi Thị Hương, bà Dương Thị Quắn, ông Võ Văn Nhỏ,…

5. Làng nghề truyền thống Chiếu Long Cang

Địa chỉ: xã Long Cang, huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Nghề dệt chiếu tại Long Cang đã có từ rất lâu đời đến nỗi người dân Long Cang không ai biết chính xác được nó có từ bao giờ. Làng nghề này tồn tại theo kiểu cha truyền con nối.

Những nghệ nhân với đôi bàn tay điệu nghệ đã cho ra nhiều sản phẩm chiếu đặc sắc như chiếu trơn, chiếu hoa, chiếu in,… Những loại chiếu này nức tiếng khắp các vùng bởi độ bền và tính thẩm mỹ, được người tiêu dùng ưa chuộng một thời.

Chiếu Long Cang

Chiếu Long Cang

Tháng 12-2014, nghề dệt chiếu được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quyết định công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Thế nhưng trải qua bao biến đổi của thời cuộc, nghề này cũng đang chịu cảnh dần mai một như nhiều làng nghề khác trong cả nước.

Lời kết

Như vậy, bếp nhà tôi giới thiệu xong top 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Long An! Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để hiểu hơn về con người và vùng đất Long An nhé!

Chúng tôi sẽ rất vui khi nghe những suy nghĩ của bạn

Bình luận

Bếp nhà tôi
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart