Khoai Sâm – Hoàng Sin Cô, Ý Tý

28/11/2023

Khoai sâm hay còn gọi là sâm đất đã trở thành 1 trong những thực phẩm quen thuộc trong cuốn sổ tay của người nội trợ bởi hương vị thơm ngon bổ dưỡng. Vậy công dụng của nó như thế nào. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nha.

Người ta biết đến sâm đất như một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Lào Cai. Đó là một loại củ, trông bề ngoài giống như những củ khoai lang bình thường, nếu không tinh ý rất dễ bị nhầm lẫn khi chọn mua. Sâm đất bên trong lại có màu vàng nhạt, hoặc màu trắng trong, mọng nước và có mùi thơm của nhân sâm.

Được mệnh danh là củ nhân sâm của đất bởi những công dụng tuyệt vời nên những món ăn từ sâm đất luôn được những bà nội trợ thông thái săn lùng.

Khoai Sâm – Hoàng Sin Cô có vị ngọt thanh, tính mát, theo đông y Sâm Khoai có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể, hỗ trợ trị cao huyết áp, giảm lượng đường huyết trong máu.

Cây khoai sâm phân bố ở đâu

Cây khoai sâm mới được du nhập vào Việt Nam mới đây từ những năm 1990, hiện nay được trồng nhiều nhất ở các vùng núi phía Bắc, nơi vùng cao không khí lạnh như là Y Tý, Lào Cai, Sa Pa, Hòa Bình,….

Hiện nay cây sâm đất cũng được nhiều người dân trồng thử nghiệm tại Lâm Đồng, Đà Lạt và một số nơi có không khí lạnh.

Củ Khoai Sâm

Khoai Sâm

Thời vụ

Củ khoai sâm thường trồng từ 1-3 năm mới có thể thu hoạch được, thường thì thu hoạch vào khoảng tháng 10 tới tháng 12 dương lịch hàng năm. Củ sâm đất sau khi thu hái sẽ loại bỏ phần rễ con, rửa sạch, để ráo nước là có thể bảo quản được. Củ Sâm đất có thể bảo quản được từ 2-3 tháng, càng để lâu thì lượng nước trong củ sâm đất sẽ ngót bớt nước và sẽ ngọt hơn.

Lá của cây sâm đất có thể hái quanh năm. Lá của cây sâm đất tươi có thể xào chay với tỏi ăn rất ngon.

Công dụng

Khoai sâm giúp hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp. Giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan và hỗ trợ giúp chữa trị bệnh ngoài da như ghẻ lở, thúc đẩy làm liền sẹo nhanh chóng.

ĐỌC THÊM >>   Cách làm bánh bột lọc tại nhà

Lưu ý: Khoai sâm có củ vàng củ trắng, đặc biệt khoai mới dỡ sẽ có màu hơi vàng, để vài ngày màu sẽ vàng đậm hơn.

Giải độc gan

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, thành phần dược chất có trong củ sâm đất có công dụng hỗ trợ tốt cho gan. Nó có thể hỗ trợ giải độc và loại bỏ các chất độc hại tích tụ trong gan, đồng thời còn hỗ trợ bảo vệ gan khỏi những tác nhân độc hại gây ảnh hưởng đến gan như là rượu bia, đồ ăn dầu mỡ, …

Ngoài ra việc uống hoặc ăn sâm đất thường xuyên cũng là một trong những cách hữu hiệu giúp mát gan, thanh nhiệt cơ thể và loại bỏ được tình trạng mụn nhọt, nóng trong gây bứt rứt, tiểu rắt, tiểu buốt.

Hỗ trợ giảm cân

Ngoài công dụng hỗ trợ tốt cho gan, khoai sâm cũng còn có công dụng nổi bật đó chính là hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa béo phì. Khi ăn khoai sâm sẽ tạo cảm giác mau no, dễ ăn, từ đó sẽ hỗ trợ làm tăng nhu động ruột, thúc đẩy nhanh quá trình bài tiết và hỗ trợ loại bỏ mỡ thừa ra ngoài.

Ngoài ra khi ăn khoai sâm và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giữ dáng cho bạn rất hiệu quả.

Khoai sâm trong y học

Ở Việt Nam, người dân thường sử dụng sâm đất kết hợp với những dược liệu quý khác để chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc từ sâm đất bạn có thể dễ dàng áp dụng:

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh táo bón

Khoảng 30g lá sâm đất + 30g vừng đen đã rang chín + 30g lá vông bánh tẻ+ 20g lá thiên lý + 20g củ đinh lăng.

Tất cả những nguyên liệu trên đem đi sơ chế và nấu thành canh để ăn hàng ngày. Hiệu quả sẽ giảm táo bón sau khoảng 3 ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng tiểu tiện nhiều

Nguyên liệu chính:  60g sâm đất + 50g rễ cây kim anh.

Đem 2 thành phần này đi sơ chế và cho vào nồi nước sắc với 500ml nước. Tiếp tục sắc cho đến khi lượng nước trong nồi còn khoảng 150ml nước thì có thể dừng và tắt bếp. Để có hiệu quả tốt thì cần sử dụng liên tục trong vòng khoảng 5 ngày và mỗi ngày nên chia làm 2 lần uống.

Bài thuốc giúp bổ huyết

Bài thuốc này sử dụng rất dễ dàng bằng cách sử dụng khoảng 40 đến 80g khoai sâm, chế biến sạch sẽ và nấu chung với nước, uống hàng ngày để giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt

Trong bài thuốc này chúng ta cần sử dụng cả phần rễ và phần thân của cây sâm đất với liều lượng khoảng 16g. Tất cả đem đun chung với 250ml và để uống trong ngày.

Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc và để giảm các triệu chứng như mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt thì nên duy trì sử dụng trong khoảng 1 tuần.

ĐỌC THÊM >>   Ngành cầu đường Tầm nhìn và thách thức năm 2023

Sử dụng Khoai Sâm để hỗ trợ chữa kiết lỵ

Cần chuẩn bị khoảng 100g cỏ sữa cùng với 100g lá sâm đất tươi, tất cả đem đun chung với 400ml nước, đun cho đến khi lượng nước trong nồi còn sấp xỉ còn khoảng 100ml thì dừng đun. Sử dụng nước thuốc làm 2 lần/ ngày, uống thường xuyên để có hiệu quả tốt. Ngoài ra, khi người bệnh có những dấu hiệu như đi ngoài nhiều lần, thì nên thêm vào bài thuốc này khoảng 20g cỏ nhọ nồi để tăng hiệu quả.

Bài thuốc sử dụng Khoai Sâm hỗ trợ điều trị sỏi thận

Sử dụng khoai sâm đem phơi khô và mang đi tán thành bột mịn. Sử dụng bột khoai sâm khoảng 10g đã tán mịn trộn chung với 1 lít nước sôi để nguôi. Sử dụng nước thay trà hàng ngày.

Sâm Đất hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chuẩn bị nguyên liệu gồm có 75g sâm đất tươi (tương đương khoảng 25g sâm đất khô), đem đi sắc với nước để uống hàng ngày. Sử dụng theo liệu trình, mỗi đợt điều trị kéo dài khoảng 1 tháng thì sẽ thấy mức đường huyết trong cơ thể dần ổn định hơn.

Khoai Sâm hỗ trợ trị mụn nhọt

Khác với những vị thuốc khác, lần này chúng ta sử dụng phần hạt của cây sâm đất, đem ngâm chung với nước. Đợi một lúc nó sẽ tạo ra một hỗn hợp keo dính và việc của bạn cần làm là sử dụng hỗn hợp đó đắp lên chỗ có mụn nhọt của bạn là được.

Bài thuốc chữa cao huyết áp

Sử dụng 12g phần hoa sâm đất tươi hoặc có thể sử dụng hoa khô, đem chúng đi sắc với nước. Sử dụng nước sắc hoa sâm đất hàng ngày sẽ có công dụng giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp và có thể hạn chế tối đa tình trạng huyết áp tăng đột ngột.

Khoai sâm trong ẩm thực

Củ sâm đất có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, vừa ngon, dễ ăn lại mang nhiều công dụng.

Sử dụng Sâm Đất bằng cách ăn sống trực tiếp

Sâm đất có thể ăn sống trực tiếp bằng cách gọt bỏ phần vỏ, ăn phần lõi vàng. Khoai khi ăn sống có vị ngọt thanh mát, củ mọng nước, giòn. Ăn giống như ăn hoa quả bình thường hoặc có thể sử dụng củ khoai sâm để làm các món như nộm, hoặc cuốn.

Củ khoai sâm

Sử dụng Khoai Sâm nấu chín

Củ khoai sâm sau khi gọt bỏ vỏ, có thể thái mỏng ra và xào cùng với những loạt thịt như thịt bò, lợn hoặc có thể sử dụng khoai sâm để nấu canh xương, nhúng lẩu. Không chỉ vậy, một trong những món được nhiều người ưa thích đó là củ khoai sâm hầm xương.

Vài món ăn chế biến từ củ khoai sâm

Nôm sâm đất

Đầu tiên nhắc tới sâm đất là nhắc tới món nộm thanh mát, ngọt dịu mà còn là một món ăn giải nhiệt mùa hè. Công thức chế biến sâm đất cực kì đơn giản

Nguyên liệu
  • Sâm đất thái sợi hoặc cắt khúc
  •  Thịt gà xé
  •  Cà rốt
  •  Đường
  •  Muối
  •  ớt cay, tỏi xay nhiễn
  • Đậu phộng rang + rau thơm
ĐỌC THÊM >>   Đánh giá sơ bộ tác động môi trường Khám phá và giải thích chi tiết
Cách làm

Đầu tiên, sâm đất rửa sạch, thái sợi mỏng hoặc cắt khúc ngâm vào nước muối loãng tầm 15-30 phút, vớt ra để ráo nước

Thịt gà xé sợi

Cà rốt rửa sạch, thái sợi mỏng hoặc nạo sợi.

Rau thơm cắt khúc, Đậu phộng rang giòn, bỏ vỏ rồi đâm nhỏ.

Pha chế nước mắm trộn tỷ lệ: 2 muỗng đường, 4 muống nước sôi để nguội, 2 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng tỏi xay, 1 muống ớt xay, 3 muỗng nước mắm, khuấy đều.

Trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau là ta đã có một món nộm sâm đất thơm ngon

Nộm khoai sâm

Khoai Sâm xào thịt bò

Nguyên liệu
  • Thịt bò ( có thể thay thế bằng thịt lợn, tôm…tùy thích)
  • Sâm đất cắt khúc hoặc thái lát mỏng
  • Gia vị (đường, nước mắm, ớt, mì chính, tỏi, hành..)
  • Rau thơm
Cách làm

Rửa sạch, cắt khúc ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 -20 phút cho sạch nhựa. Sau đó để ráo

Thịt bò thái lát mỏng và ướp qua với gia vị: tỏi băm, nước mắm, dầu hào, hạt nêm, tiêu…khoảng 10 phút

Bắc chảo lên bếp phi thơm hành, cho thịt bò vào đảo sơ đến khi thịt bò hơn săn lại thì cho ra đĩa. Sâm đất đảo qua với một chút nước mắm, hạt nêm. Khi sâm đất đã hơi tái rồi thì nhanh tay cho thịt bò vào đảo đều. Khi thịt bò đã chín thì cho hành lá, rau thơm đã cắt khúc vào.

Khoai sâm xào thịt bò

Canh khoai sâm hầm xương

Nguyên liệu
  • Khoai sâm: 500 g
  • Xương heo hoặc sườn non : 300 g
  • Hành lá, hành củ,  cà rốt
Cách làm

Xương mua về làm sạch rồi ướp sẵn với những gia vị: hạt nêm, tiêu, gừng, tỏi, hành củ. Sau đó trộn đều lên, để tầm 3-5 phút cho ngấm đều gia vị.

Sâm đất, rửa sạch, cắt thành những khúc vừa ăn. Sau đó cho vào nước muối loãng ngâm từ 10-15 phút cho ra hết nhựa. Cà rốt cắt khoanh hoặc tỉa hoa sau đó cắt thành những khoai vừa ăn.

Bắc chảo cho một tí tỏi băm, hành băm phi thơm. Đợi khi tỏi ngả vàng thì cho sườn non vào, xào với lửa lớn cho sườn săn lại.

Cho sườn đã xào sơ qua và một nồi áp suất lớn, đổ nước vào hầm xương. Sau đó bỏ khoai sâm đất, cà rốt đã cắt khúc vào nồi áp suất. Đậy vung và chờ khoảng 10-15 phút cho xương chín nhừ và ra vị ngọt là được.

Những lưu ý khi sử dụng Khoai Sâm

  • Người sử dụng cần chú ý đến liều lượng khi sử dụng.
  • Ngoài ra, không nên sử dụng khoai sâm cho phụ nữ mang thai.
  • Ăn khoai sâm có thể hơi đau bụng đối với những người có hệ tiêu hóa kém. Vì vậy nên làm ấm cơ thể bằng cách ăn 1 vài lát gừng trước khi ăn.
  • Không tự ý dùng những bài thuốc kết hợp cùng khoai sâm. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc đông y.

Trên đây là những thông tin về củ khoai sâm, cảm ơn mọi người đã dành thời gian quan tâm!!

 

 

Chúng tôi sẽ rất vui khi nghe những suy nghĩ của bạn

Bình luận

Bếp nhà tôi
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart