Tất tần tật về… cây ổi

28/11/2023

Công dụng của câu ổi giúp giải độc, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, đái tháo đường, thu sáp chỉ huyết và hỗ trợ chữa ho, sốt, viêm họng, ăn uống không tiêu. Ai cũng biết cây ổi, nhưng nó là gì, cùng tìm hiểu nha

Cây ổi là gì?

Trong y dược cổ truyền còn gọi với tên khác là  Là ủi, Phan thạch lựu, Guajava. Tên khoa học là Psidium guyjava L, thuộc họ Sim – tên danh pháp khoa học là Myrtaceae.

Cây cao 4 – 5 m, cành non có 4 cạnh. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục. Lá non phủ long trắng nhạt, vị chát. Vỏ thân nhẵn, khi già long ra từng mảng. Hoa trắng mọc riêng lẻ 2- 3 cái một ở kẽ lá, 4 – 5 lá đài, 4 – 5 cánh hoa, rất nhiều nhị, bầu dưới 5 ô. Qủa hình cầu khi xanh có vị chua và chát, chín có vị ngọt.

Phân bổ

Đây là giống cây ăn quả khá phổ biến ở nước ta và hầu hết xuất hiện khắp các tỉnh thành.

Đa số được trồng để phục vụ cho ngành thực phẩm, số ít trồng để dùng làm thuốc.

Công dụng

Trong thực phẩm

Ăn trực tiếp

Quả ổi giàu chất xơ , vitamin A và C , axit folic , và các khoáng chất dinh dưỡng , kali , đồng và mangan . Có ít calo hồ sơ cá nhân của chất dinh dưỡng cần thiết , quả cây ổi (P. guajava ) chứa lượng vitamin C gấp 4 lần so với quả cam. Được dùng để ăn tươi

ĐỌC THÊM >>   Sạt lở đất là gì ? Những hậu quả của nó mang lại cho con người như thế nào ?

Hay làm 1 cốc nước ép ổi giữa trưa nắng nóng 

Mứt ổi
Nguyên liệu
  • Ổi: 400g
  • Đường: 100g
  • Muối: 1 muỗng cà phê

Sơ chế

Cách làm
  • Ổi để nguyên vỏ, cắt miếng khoảng 5cm, bỏ ruột.
  • Khuấy tan 1 muỗng canh muối với nước, cho ổi vào ngâm 30 phút, vớt ra để ráo.
  • Cho đường vào ổ, xóc đều lên, đậy kín lại ướp 8 tiếng hoặc qua đêm cho đường ta ra thấm vào ổi.

 

Theo đông y

Lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết.

Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng.

Có tác dụng giải độc; điều trị viêm đại tràng mãn tính; điều trị đái tháo đường; thu sáp chỉ huyết; chữa đi ngoài lỏng; chữa cửu lỵ; điều trị viêm dạ dày, viêm ruột cấp và mạn tính; đau răng; chữa vết thương côn trùng cắn; rối loạn hệ tiêu hóa; trị mụn nhọt mới nổi; chữa ho, sốt, viêm họng. Chủ trị ciêm ruột cấp, kiết lỵ, ỉa chảy, ăn uống không tiêu, làm lành vết loét,… .

Ngày dùng 15 – 20 g búp non hay lá non. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Dùng riêng hay phối hợp với các vị khác như hè, gừng,…

Bài thuốc từ cây ổi

Bài thuốc chữa ỉa chạy:

Bài 1: 20 gram búp ổi hoặc ổi dộp, 20 gram rốn chuối tiêu cùng với búp vối, búp hoặc nụ sim, búp chè, gường tươi, hạt cau già mỗi loại 12 gram đem sắc lấy nước uống.

Bài 2: 12 gram búp ổi + vỏ ổi dộp, tô mộc mỗi vị 8g + 2 gram gừng tươi, đem sắc với 200 ml còn 100 ml để uống.

ĐỌC THÊM >>   Tìm hiểu về du lịch Đà Lạt tháng 9 Điểm đến lý tưởng cho mùa thu

Bài thuốc chữa lở loét lâu lành ở tay chân:

Dùng 100 gram búp ơi, lá ổi non đem nấu với nước để ngâm vùng bị tổn thương. Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ thấy có hiệu quả.

Chữa sốt nóng:

Sốt nóng thì tìm các dược liệu này : 20g Kinh giới + 10g sả + 5g dâu + 10g vỏ bưởi + 6g cúc tần + 4g lá ổi non. Cho tất cả các dược liệu này vào sắc lấy nước, chùm kín để xông.

Bài thuốc chữa bệnh tả:

 Sử dụng lá ổi, lá sim, lá vối, hoắc hương (tỷ lệ các thảo dược bằng nhau) cho vào chung, sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa băng huyết cho phụ nữ:

Đem quả ổi khô sao cháy rồi tán thành bột, mỗi lần sử dụng 9 gram, pha với nước ấm để uống. Mỗi ngày dùng 2 lần (sáng sớm và buổi tối).

Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường:

Mỗi ngày dùng khoảng 2 cốc nước ép ổi. Duy trì sử dụng hàng ngày.

Bài thuốc điều trị rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em:

Lá ôi, tây thảo mỗi vị 30g + 1 – 12 gram hồng trà + 15 – 30 gram gạo tẻ (đã sao qua), đem sắc với 1 lít nước còn nửa ít nước, cho một ít đường và muối vào hòa tan rồi dùng hằng ngày.

Bài thuốc chữa đau răng:

Dùng vỏ rễ ổi sắc với giấm chua rồi để vào phần răng bị đau cắn chặt, ngậm nhiều lần trong ngày để phát huy tác dụng.

Bài thuốc chữa vết thương do trật đả:

Lá ổi tươi rửa sạch với nước muối, giã nát rồi đắp lên vùng bị thương.

Bài thuốc chữa viêm dạ dày, viêm ruột cấp và mãn tính:

Bài 1: Lá ổi non đem sấy khô rồi tán thành bột, ngày dùng 2 lần,  mỗi lần 6g.

ĐỌC THÊM >>   Bản vẽ biệt thự 2 tầng hiện đại Những yếu tố thiết kế không thể bỏ qua

Bài 2: 1 nắm lá ổi tươi + 6 – 9 g gừng tươi, thêm chút muối, trộn đều các nguyên liệu trên rồi vò nát, sau đó đem đi sao chín rồi sắc uống. Người bệnh có thể chia thành các phần nhỏ cho dễ sử dụng.

Bài thuốc chữa đau bắp chân:

Sử dụng rễ cây ổi, gừng tươi, đường phèn trộn đều, giã nát, sau đó đem hỗn hợp trên đắp lên vị trí đau mỗi ngày.

Công dụng khác của cây ổi.

Ở Việt Nam trước đây người dân nông thôn dùng gỗ cây ổi làm ngỗng cối xay, chày đâm tiêu, trục con nêm xuyên kèo, chốt ách cày, cột chèo ghe… vì gổ cây ổi rất dai, khó bị bào mòn do lực ma sát.

Ở nước ngoài vỏ cây ổi được sử dụng trong quá trình thuộc da nhờ có hàm lượng tannin cao.

Ở Hawaii gỗ cây ổi được sử dụng làm củi đốt để nướng thịt và củi cây ổi được dùng đốt làm than đốt tại cuộc thi nướng trên toàn Hoa Kỳ do khói của cây ổi không gây bẩn và tăng hương vị cho thịt nướng.

Tinh dầu quả ổi chín được sử dụng trong các sản phẩm dầu gội đầu khác nhau ở một số nước do mùi hương dể chụi của nó.

Ở Ấn Độ và khu vực Đông Á cây ổi được tạo dáng thành cây cảnh và làm Bonsai trở nên phổ biến.

Lưu ý:

  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây ổi trong việc làm thuốc
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Chúng tôi sẽ rất vui khi nghe những suy nghĩ của bạn

Bình luận

Bếp nhà tôi
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart