”Đồ ăn sáng” trong chợ quê miền Tây

Những bữa ăn sáng dân dã chỉ có ở miền Tây từ lâu đã mang đậm nét ”nhà quê”. Nếu đi du lịch và dạo sáng ở các chợ quê, bạn sẽ không khó để tìm được. Đó là những món ăn gì nào? Ngược về miền Tây sông nước cùng bếp nhà tôi nhé.

Chuối nếp nướng

Miền Tây có nhiều loại chuối nếp nướng khác nhau. Chủ yếu là dùng xôi nếp được hấp chín qua nước dừa để làm vỏ, nhưng ngon nhất là chuối bọc bột nếp trộn với nước cốt dừa, đem gói trong lá chuối rồi nướng.

Người nướng phải trở bánh đều tay để không bị khét. Khi lá chuối cháy sém vàng và có mùi thơm là bánh chín. Cách làm này giúp bánh thêm phần đậm đà mà vẫn giữ được vị ngon.

Món chuối nếp nướng nổi tiếng miền Tây đã cuốn hút không ít người khi thưởng thức món ăn này. Món ăn thơm ngon được chế biến độc đáo nhìn thật cuốn hút khi nhìn thấy.

Xôi bắp

Xôi bắp thì ở đâu cũng có nhưng mỗi vùng miền lại có 1 cách thưởng thức khác nhau.

Nếu xôi miền Bắc thường có vị mặn thì xôi bắp ở miền Tây lại là xôi ngọt. Bắp và nếp được nấu cùng nước dừa đến nhão. Hạt bắp nở bung rất mềm, màu trắng, bên trên có lớp dừa nạo, muối mè và đậu phộng. Là bữa ăn sáng miền Tây đơn giản mà bà con ai cũng ưa chuộng.

ĐỌC THÊM >>   Vải địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh Ưu điểm, đặc tính và ứng dụng

Bánh da lợn

Bánh da lợn có nhiều lớp chồng lên nhau được làm từ bột năng, bột nếp, đường, nước cốt dừa, đậu xanh nấu chín tán nhuyễn.

Tùy sở thích mà người bán cho thêm hương liệu để chiếc bánh có nhiều màu sắc như nâu của chocolate, xanh của lá dứa, tím của lá cẩm. Người miền Tây chọn bánh da lợn mềm, ngọt nhẹ kèm vị béo ngậy của đậu xanh và uống cùng trà nóng cho bữa sáng nhẹ nhàng. Bánh được bán theo miếng nhỏ giá từ 5.000 đồng và có bán cả khuôn lớn nếu khách muốn mua số lượng nhiều. Là món ăn sáng miền Tây cho các bạn học sinh đi học vội.

Bánh da lợn

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt cũng là một trong những món ăn ưa thích của người miền sông nước, đặc biệt ở An Giang, nơi có nhiều cây thốt nốt. Các nguyên liệu chính để làm bánh gồm: bột thốt nốt, bột gạo, đường thốt nốt và nước cốt dừa.

Bột bánh được làm từ vỏ trái thốt nốt già, sau khi mài nhuyễn lấy bột thì người làm lược lấy nước, pha chung với bột gạo. Từ khâu ủ bột lên men, người ta phải thường xuyên canh chừng. Bột khô thì bánh không xốp, còn bột quá ướt bánh cũng không ngon.

Cắn miếng bánh còn nóng hổi, chậm rãi nhai, bạn sẽ thấy vị ngọt béo hòa quyện, lại có mùi thơm thoang thoảng của thốt nốt. Cũng được chọn cho bữa ăn sáng cho những bà con bận rộn việc đồng áng.

Bánh còng, bánh cam

Bánh cam, bánh còng là món ăn gắn với tuổi thơ của nhiều người ở miền Tây. Khắp các ngõ xóm, bạn đều có thể bắt gặp các dì, các chị đội nón lá với mâm bánh bên hông, đi bộ bên đường với tiếng rao thân thương

ĐỌC THÊM >>   Đường cao tốc Cao Lãnh An Hữu Lợi ích và tiềm năng phát triển

Bánh còng, bánh cam là cặp bánh luôn song hành với nhau và rất phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Bánh có độ giòn xốp của lớp vỏ vàng ruôm bên ngoài, có độ dẻo mềm ở của phần vỏ bên trong và có cả sự thơm béo, bùi ngậy của lớp nhân.

Bánh ít, bánh tét

Bánh ít

Bánh ít làm từ bột nếp nhào dẻo với nước lọc sau đó bọc nhân đậu xanh hay dừa. Người thợ gói bánh thành hình tháp bằng lá chuối rồi đem hấp cách thủy. Bánh mềm nóng hổi, thơm đậm hương lá chuối, vị ngọt vừa phải và phần nhân không quá béo. Thực khách có thể mua làm quà cho bữa ăn sáng.

Bánh tét

Không như đòn bánh tét miền Trung trọng lượng gần 1kg/ cái. Bánh tét miền Tây nhỏ hơn, gọn hơn và có thể sử dụng cho 1 người. Nếu nói đến bữa ăn sáng miền Tây đúng điệu. Bánh tét cũng là 1 sự lựa chọn đơn giản và tiện lợi.

Miền Tây thường gói bánh tét bằng nhân đậu xanh hay nhân chuối

Bánh tằm bì

Bánh tằm bì là món ăn chơi hoặc ăn no của người miền Tây vào buổi sáng. Sợi bánh tằm được làm từ bột gạo nắn tròn, dài đem hấp mềm, có người cho thêm đường mía để bánh có chút vị ngọt.

Phần bánh gồm gồm sợi bánh, xíu mại làm từ củ sắn, thịt heo xá xíu cắt mỏng, bì heo, dưa chua bóp ráo và rau thơm, giá sống.

ĐỌC THÊM >>   Cao tốc miền nam Quy hoạch, dự án và ảnh hưởng đến kinh tế

Khi ăn, thực khách có thể rưới nước sốt xíu mại mằn mặn và đậu phộng rang vàng phủ lên trên, thêm phần nước cốt dừa nấu chín trộn cho có vị béo ngậy

Bánh lá mơ

Bánh lá mơ là một loại bánh dân gian của vùng sông nước miền Tây làm từ ba nguyên liệu chính là bột gạo, nước cốt dừa và lá rau mơ. Bánh có cách làm đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều sự công phu và cẩn thận, tỉ mỉ để làm được bánh ngon.

Bánh lá mơ được ăn cùng nước cốt dừa béo ngọt chan ngập. Người bán cho thêm đậu phộng đâm nhuyễn hoặc muối mè lên trên cho dậy mùi thơm ngậy, ăn không ngán. Ngày nay nhiều người có thể đổi hương vị lá mơ thành lá dứa để bánh có màu thêm bắt mắt.

Bánh thơm ngon, hấp dẫn lại cực dễ thực hiện. Được bày bán làm món ăn sáng tại các chợ quê miền Tây.

Khoai củ

Khoai mì

Khoai mì được nấu chín trong nước cốt dừa pha muối đường, phảng phất hương lá dứa thơm. Khoai chín tới nóng dẻo, co vị béo nhẹ của nước cốt, thêm độ mặn ngọt hài hòa của gia vị. Người bán cho thêm dừa nạo nhuyễn và muối mè vào phần khoai khách mua phần mang đi. Giá khoai khoảng 30.000 đồng/kg, người mua bao nhiêu quán sẽ cân bấy nhiêu.

Khoai mì

Khoai lang

Vương quốc khoai lang miền Tây nằm ở Bình Tân – Vĩnh Long với năng suất trồng cao cho ra những củ khoai ngon ngọt nhất. Chính vì vậy không khó khi dạo chợ miền tây, thấy bà con bày bán loại củ này và trở thành món ăn sáng được nhiều người ưa thích.

Chúng tôi sẽ rất vui khi nghe những suy nghĩ của bạn

Bình luận

Bếp nhà tôi
Logo
Enable registration in settings - general
Shopping cart